Thứ Tư, 24/12/2014 13:50

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Đức Lập, chủ trang trại nuôi gà Ai Cập theo mô hình an toàn sinh học. Mỗi năm mô hình nuôi gà này, cho gia đình anh thu nhập gần tỷ đồng.

 

Ảnh minh hoạ (Nguồn Internet)

 

Chăn nuôi an toàn sinh học không khó, để chăn nuôi theo đúng quy chuẩn của mô hình an toàn sinh học theo anh Lập cần chú ý tới một số điều kiện như: mô hình an toàn sinh học là gì; những yếu tố gây nên dịch bệnh và ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia cầm như thế nào và các yếu tố làm lây truyền dịch bệnh ra sao?

 

Chị Hương, vợ anh Lập, một trong những kỹ sư trong ngành nông nghiệp cho hay: An toàn sinh học trong chăn nuôi là những biện pháp tổng hợp nhằm bảo vệ vật nuôi và người chăn nuôi không bị tấn công của dịch bệnh, tạo cho đàn gia súc gia cầm đề kháng tốt nhất.

 

Các biện pháp tổng hợp bao gồm: chế độ cách ly, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh thú y, quy trình thú y phòng trị bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi, quản lý việc ấp nở gia cầm, vận chuyển và giết mổ gia cầm. Các biện pháp này phải được thực hiện đồng bộ.

 

Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho người chăn nuôi, vật nuôi sẽ đạt được năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, giảm thiểu những rủi ro do dịch bệnh, hạn chế việc lây lan dịch bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ trại này sang trại khác và cuối cùng là tạo ra được những sản phẩm chăn nuôi an toàn cho người sử dụng.

 

Đảm bảo quan toàn sinh học đã giúp cho anh chị và những người chăn nuôi hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh từ con vật sang con người cũng như sự ô nhiễm của môi trường chăn nuôi đưa lại.

 

Theo chị Hương, lây truyền dịch bệnh là các yếu tố trực tiếp hoặc trung gian khi tiếp xúc với mầm bệnh làm lây truyền bệnh từ con vật này sang con vật khác, hay mang mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác.

 

Theo Báo Dân Việt ngày 23/12/2014

 




Tin cũ hơn: