Thứ Hai, 23/11/2015 14:22

Nhà thơ và nhà khoa học Ba Tư 


Sinh năm 1048, mất năm 1123


Omar Khayyam sinh ở Nishapur, Ba Tư (ngày nay là Iran). Họ của ông có nghĩa là con trai của một gia đình làm lều. Ông là học giả lỗi lạc trong các bộ môn lịch sử, luật học, y học và trên tất cả là chiêm tinh học và toán học. Ông đã viết cuốn sách về algebra, nổi tiếng ở châu Âu cũng như ở phương Đông. Ông được giao nhiệm vụ lập lại niên lịch cho chính xác hơn, và lập ra một trạm quan sát và một trường nghiên cứu chiêm tinh ở Isfahan.

 

Omar Khayyan còn là một nhà thơ nổi tiếng thế giới nhờ nhà thơ người Anh Edward Fitzgeld, người đã sống vào khoảng 700 năm sau khi Omar qua đời. Các bài thơ bốn dòng (thơ rubaiyat) ca ngợi niềm vui cuộc sống nhưng cũng biểu lộ sự suy nghĩ sâu sắc về tôn giáo ít nhất 250 trong số các bài thơ đó còn lại cho tới ngày nay. Fizgerald đã có sáng kiến tập hợp tất cả các bài thơ đó lại và dịch thành một bài thơ dài. Kể từ khi ông xuất bản bản dịch đầu vào 1859, tập thơ Nàng Rubaiyat của quốc vương Omar (The Rubaiyat quốc vương Omar), đã được dịch tiếp sang nhiều thứ tiếng. 


(Sưu tầm)