Thứ Sáu, 25/07/2014 00:00
Ngày 13-14/5/2013, dưới sự hỗ trợ của Dự án Hợp tác và phát triển ASEAN – Úc (AADCP), Hội nghị về ASEAN GAHP lần thứ nhất đã tiến hành tại Thủ đô Jakarta – Indonesia để bàn về việc xây dựng GAHP cho khối ASEAN. Có 10 nước trong khối ASEAN gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Lao, Malaysia, Myanmar, Philippine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã cử đại diện tham gia Hội nghị. Mỗi đoàn đã chuẩn bị và báo cáo về thực trạng, khó khăn và thách thức trong việc xây dựng, triển khai và áp dụng các tiêu chuẩn GAHP trong chăn nuôi. Thông qua các báo cáo chia sẻ tình hình thực hiện GAHP của các nước cho thấy, các nước trong khối có sự khác biệt khá lớn về mức độ triển khai GAHP. Thái Lan là nước đi đầu trong việc thực hiện GAHP. Tình hình thực hiện GAHP tại các nước như sau
Thái Lan: Hệ thống GAHP được hoàn thiện và có tới 16 tiêu chuẩn GAHP cho các loại vật nuôi khác nhau (lơn, bò, hà thịt, gà trứng …). 4 mục tiêu mấu chốt mà GAHP Thái Lan thực hiện là Sản phẩm phải an toàn, chất lượng sản phẩm phải đạt yêu cầu, môi trường không bị tổn hại và người lao động trong trang trại được bảo vệ. Cơ quan chịu trách nhiệm và quản lý GAP là Cục phát triển chăn nuôi Thái Lan. Cục này trực tiếp chỉ đạo thực hiện GAP và các bộ phận trực thuộc của Cục tại các Tỉnh chịu trách nhiệm cấp chứng nhận. Chứng nhận chỉ có giá trị trong vòng 3 năm và sau đó lại được cấp lại GAHP tùy vào việc trang trại có đảm bảo duy trì các tiêu chí hay không. Hiện Thái Lan có trung bình 811 trang trại được cấp chứng nhận mới GAHP/năm, 5318 trang trại được cấp lại GAHP/năm. Như vậy, hiện Thái Lan là nước đi đầu trong khối ASEAN với khoảng 15.000 trang trại chăn nuôi đã được cấp chứng nhận GAHP.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Malaysia: Cục Chăn nuôi thú y Malaysia cũng đã có những hoạt động quan trọng để thực hiện GAHP. Hiện nay, Malaysia dang áp dụng GAHP cho quy mô trang trại vùa và nhỏ. Ngoài ra, các cơ sở nuôi chim yến cũng đang được áp dụng GAHP. Tính chung, cả nước Malaysia có trên 1000 trại chăn nuôi đã áp GAHP.
Singapore: Hiện tại Singapore đã có Singapore GAP cho các sản phẩm nông nghiệp. Nước này không có nhiều trang trại trại chăn nuôi, chỉ có vài chục trang trại chăn nuôi gà trứng. Vì vậy, Singapore chú trọng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trứng cho áp dụng các trang trại trong nước và hàng rào kỹ thuật đối với trứng gà nhập khẩu từ các nước khác (Singapore Quality Egg Scheme – SQEC). Tiêu chuẩn SQEC dựa trên các tiêu chí về an toàn sinh học, tỷ lệ nhiễm Samonella và các yêu cầu khác về bảo quản trứng. Do vậy, các nước muốn xuất khẩu sản phẩm vào Singapore phải đảm bảo các tiêu chuẩn SQEC.
Indonesia: Indonesia là nước được Australia Aid chọn là nước chủ nhà để thực hiện Dự án GAHP cho khối ASEAN. Indonesia có các quyết định của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp để triển khai các hoạt động về tiêu chuẩn tương tự như GAHP. Cục Chăn nuôi thú y Indonesia là cơ quan quản lý và điều hành việc xây dựng và cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cho các trang trại chăn nuôi .Để tiến tới ASEAN GAHP, Indonesia phải hoàn thiện và thống nhất lại các tiêu chuẩn của riêng Indonesia và ASEAN GAHP.
Việt Nam: Việt Nam hiện có hệ thống GAP cho trồng trọt và GAP cho thủy sản và GAP cho chăn nuôi (VietGAHP). Mặc dù đã có Quyết định của Bô về ban hành GAHP cho lợn, gia cầm, bò sữa và ong. Đi kèm với đó là hệ thống gồm 7 tổ chức chứng nhận được phép cấp chứng nhận GAHP cho các trang trại chăn nuôi. Do có một số đặc thù và khó khăn nên việc triển khai GAHP ở nước ta vẫn rất chậm. Tầm quan trọng của GAHP vẫn chưa được nhận thức đầy đủ đối với các cơ sở chăn nuôi và các cấp quản lý. Thực tiến triển khai VietGAHP vẫn chưa được đánh giá, tổng kết và có những điều chỉnh phù hợp.
Philippine: Mặc dù Philippine đã ban hành các tiêu chuẩn GAHP năm 2008, nhưng phải đến đầu năm 2011 thì mói có trang trại chăn nuôi đầu tiên được cấp chứng nhận GAHP. Hiện tại cả nước Philippin mới có 21 trang trại chăn nuôi (lợn, gia cầm và bò thịt) được cấp chứng nhận GAHP ,40 trang trại khác đã đăng ký và đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục. Cục Chăn nuôi thú y Philippine là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động liên quan đến GAHP.
Lào, Cam-pu-chia, Brunei: Đây là 3 nước bắt đầu hình thành và xây dựng hệ thống chứng nhận quốc gia về chăn nuôi, các hoạt động liên quan đến xây dựng GAHP quốcgia sẽ được thừa hưởng từ ASEAN GAP.
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại những tiêu chuẩn khác nhau cho viêc thực hiện chăn nuôi tốt. Cao nhất là Global GAP, tiếp đó là GAP cho các vùng lãnh thổ (UK GAP, Guide GAP-Bắc Mỹ) và GAP riêng của các nước (Indian GAP, JGAP – Nhật Bản, NGAP-Newzeland, China GAP, Thai GAP, VietGAHP…)
Thách thức đối với sản phẩm chăn nuôi của các nước ASEAN là rất lớn do việc xâm nhập và phát triển của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia (Wallmart, Tessco, Metro), nhu cầu về chất lượng của khách hàng ngày một cao và phương thức giao dịch hàng hóa đang thay đổi nhanh chóng. Nếu không phát triển chăn nuôi thep hướng GAHP, các nước ASEAN sẽ không thể xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, và thậm chí còn đánh mất cả thị trường tiêu thụ nội địa do sự xâm nhập của sản phẩm các nước có nền chăn nuôi với năng suất chất lượng và giá bán tốt hơn.
Chiến lược chung của khối cho sản phẩm nông nghiệp đã được hội nghị Bộ trưởng ASEAN thông qua, cùng với GAP trong trồng trọt, GAP trong thủy sản thì ASEAN GAHP là một nội dung rất quan trọng.
Trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện hoàn toàn Hiệp định AFTA vào năm 2015, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, các nước trong khối ASEAN cần có sự chuẩn bị để thống nhất về chiến lược chung trong phát triển chăn nuôi.
Sau hai ngày làm việc, các đại biểu đến từ các nước đều thống nhất cao với chiến lược cốt lõi của ASEAN trong việc phát triển GAHP là “an toàn thực phẩm” (Food safety).
Với mục tiêu là An toàn thực phẩm, các nước sẽ phải đưa ra cam kết thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chung để có thể nhận diện đối với sản phẩm GAHP ASEAN với quốc tế và phân biệt với các tiêu chuẩn của hệ thống GAP khác trên thế giới.
Theo Website Cục Chăn Nuôi ngày 20/7/2014