Thứ Hai, 06/02/2017 13:56

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa đưa ra một số dự đoán thị trường thịt năm 2017 của thế giới. Điều đặc biệt, sản lượng thịt lợn, thịt bò và gia cầm khả năng đều phá kỷ lục 2016.


Dự báo sản lượng toàn cầu tăng 1%, lên mức kỷ lục 90.400.000 tấn, do thị trường mở rộng ở Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, EU bù đắp nhiều hơn sự suy giảm đáng kể của Trung Quốc. Giao dịch thương mại thịt gia cầm sẽ tăng 5%, lên mức kỷ lục 11,4 triệu tấn. Xuất khẩu thịt gia cầm của Brazil sẽ tăng cao hơn, vì khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc.Sản xuất của Hoa Kỳ sẽ tăng 2% (lên 18,7 triệu tấn). Xuất khẩu sẽ tăng 5% (đến 3,1 triệu tấn). Trong khi hầu hết các nước đã bỏ hạn chế do dịch cúm gia cầm liên quan chống Hoa Kỳ, Trung Quốc lại không, làm giảm tiềm năng xuất khẩu. 

 

Thịt lợn

Năm 2017, sản lượng thịt lợn toàn cầu được dự báo tăng 3%, lên mức kỷ lục 111 triệu tấn, chủ yếu do tăng ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil, Nga.

 

Sau hai năm sản xuất thịt lợn ở Trung Quốc giảm sâu, nhưng giá thịt tăng mạnh sẽ kích thích phục hồi và mở rộng đàn vào năm 2017. Kinh tế Brazil phục hồi cũng kích thích tăng sản lượng thịt, bởi nhu cầu quốc tế mạnh mẽ. Sản xuất thịt của Nga sẽ tiếp tục mở rộng trong nhiều năm.

 

Xuất khẩu của ngành thịt lợn dự báo tăng 1%, lên mức kỷ lục 8,6 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc đang đứng hàng đầu thế giới về nhập khẩu thịt lợn, dự báo năm 2017 nước này sẽ chiếm 1/4 thương mại toàn cầu. EU vẫn là nhà cung cấp 70% sản lượng thịt vào Trung Quốc, do nguồn cung phong phú, giá hợp lí, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tỉ giá hối đoái thuận lợi.

 

Giá thịt lợn tăng sẽ kích thích mở rộng, nhu cầu thịt sẽ kích thích người chăn nuôi Trung Quốc tái đàn, mở rộng sản xuất, khiến nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm nhẹ. Năm 2017, cả EU và Hoa Kỳ sẽ giảm lượng xuất khẩu thịt lợn vào Trung Quốc.

 

Sản xuất của Mỹ được dự báo tăng gần 4%, lên mức kỷ lục 11,7 triệu tấn. Xuất khẩu được dự báo 4% (cao hơn 2,4 triệu tấn) do nguồn cung tăng, giá thấp hơn và có xu hướng giảm trong tỷ giá hối đoái, sẽ thúc đẩy nhu cầu của các thị trường khác nhau.

 

Sản lượng thịt lợn toàn cầu được dự báo tăng 3% với mức giá sẽ khả quan năm 2017.

 

Thịt bò

Dự báo thương mại toàn cầu ngành thịt bò tăng 3% (đạt 9,7 triệu tấn) và chủ yếu xuất khẩu sang châu Á. Trung Quốc vẫn là thị trường phát triển nhanh nhất cho thịt bò, rộng cửa cho 2 cường quốc bò thịt là Argentina và Brazil, mặc dù tại Trung Quốc bình quân đầu người tiêu thụ thịt bò rất thấp so với thịt lợn, gia cầm.

 

Nhu cầu nhập khẩu mạnh không kém là ở Hàn Quốc. Năm 2017 thị trường Nga và Ai Cập vẫn ổn định, song nền kinh tế tăng trưởng chậm và đồng tiền yếu ngăn chặn sự gia tăng nhập khẩu, khiến tốc độ nhập khẩu không mạnh.


Sản lượng thịt bò toàn cầu đang mở rộng bởi nguồn cung cấp gia súc tăng tại Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Sản xuất của Brazil sẽ tăng do nhu cầu xuất khẩu mạnh, vì tiếp cận được thị trường Trung Quốc, Arập Xêut… Sản xuất của Mỹ được dự báo tăng gần 4%, do nguồn cung cấp gia súc lớn tăng và trọng lượng thịt xẻ cao hơn.

 

Xuất khẩu sẽ tăng trưởng năm thứ hai, có phần phấn chấn bởi sự gia tăng các chuyến hàng đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico. Lượng sản xuất thịt ở Úc giảm khiến nguồn cung thịt xuất khẩu giảm, làm tăng nhu cầu cho thịt bò Hoa Kỳ tại châu Á, nơi hai nhà xuất khẩu cạnh tranh quyết liệt giành thị phần.

 

Sức mạnh USD vẫn còn là cơn gió ngược ở một số thị trường, song giảm giá thịt bò bán buôn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của thịt bò Hoa Kỳ.

 

Dự báo, năm 2017, sản lượng gia súc Úc giảm do hạn hán và tác động xấu đến nguồn thức ăn chăn nuôi. Hạn hán ở Úc dẫn đến suy giảm gần 2 triệu con gia súc, trong khoảng 2 năm. Nhiều khả năng đến cuối thập kỷ này Úc mới phục hồi được sản lượng gia súc.

 

Nhật Bản là nơi cạnh tranh thịt bò giữa Hoa Kỳ và Úc. Trong năm 2017, thịt bò Nhật Bản nhập khẩu được dự báo tăng 2% nên Hoa Kỳ có cơ hội mở rộng thị trường, nhất là thịt bò ướp lạnh. Tuy nhiên, sản phẩm của Hoa Kỳ vẫn còn thiệt thòi do mức thuế cao hơn.

 

Các Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Úc (JAEPA) cung cấp thịt bò Úc với thuế giảm đáng kể trong khoảng 15 năm. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu chính quyền Donald Trump không rút khỏi đây, sẽ cấp một “sân chơi” bằng cách cắt giảm thuế quan cho cả hai nước. Thịt bò Úc và Hoa Kỳ cũng chiếm hơn 90% hàng nhập khẩu của Hàn Quốc.

 

Trong 5 năm, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới. Nhập khẩu của Trung Quốc tăng nhanh từ năm 2011, với Úc là nhà cung cấp hàng đầu. Tuy nhiên, sau khi nhập khẩu từ Brazil và Argentina đã được phê duyệt năm 2015, Úc đã bắt đầu mất thị phần.

 

(Theo Tri thức trẻ)




Tin cũ hơn: